• slide1
  • slide2
  • slide3
  • slide4
  • slide5
  • slide6
  • slide7
  • slide8
  • slide9
  • slide10
  • slide11
  • slide12
  • slide13
  • slide14
  • slide15
  • slide16
Giám Đốc

Mobile: 0932 631 918

yahoo
Hotline Công Ty

Mobile: 028 66 82 86 19

yahoo

Bạn có không gian - Chúng tôi cho bạn ý tưởng

Thiết kế nội thất: Nghề đắt “sô”

CHI TIẾT TIN TỨC

Thiết kế nội thất: Nghề đắt “sô”

Kỹ sư Huỳnh Ngọc Thanh Bình làm việc ở một công ty tư vấn giám sát thuộc Bộ Xây dựng nhận định: trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế nội thất (TKNT) là một trong những ngành đắt giá. Nếu kiến trúc sư là người phác thảo những nét tổng quan của công trình thì chuyên viên TKNT là người phác họa chi tiết cho công trình đó. Người TKNT phải nắm vững được kết cấu, bố cục của công trình để phác thảo chi tiết nội thất bên trong cũng như cách bố trí các phòng sao cho vừa hợp lý, vừa đẹp. Do đó, người TKNT cần có óc sáng tạo và thẩm mỹ, có sự nhạy bén trong cách chọn lựa chất liệu, xu thế trang trí nội thất.


 

Các KTS của Công ty Kiến trúc 360 đang trao đổi thiết kế nội thất của một ngôi nhà

Anh Lê Hiếu, Giám đốc thiết kế Công ty cổ phần Kiến Trúc 360 nhận định: nghề TKNT có cung-cầu khá lớn song không dễ gặp nhau do ý tưởng của mỗi người mỗi khác, nhà thiết kế khó đáp ứng xu hướng đa dạng của gia chủ. Thông thường, một người làm thiết kế chuyên nghiệp, trước khi thực hiện bản vẽ phải hiểu rõ mục đích sử dụng, ý thích cá nhân của gia chủ và những điều kiện xung quanh ngôi nhà hoặc bố cục của căn hộ định thiết kế, để vừa đáp ứng được yêu cầu gia chủ, đồng thời có được một căn hộ vừa tiện dụng vừa mang tính thẩm mỹ.

Cô Trần Thu Hà, Phó trưởng khoa Nội thất, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đánh giá, nghề TKNT hiện nay khá phát triển, nhất là trong lĩnh vực thiết kế thương mại, quán café và văn phòng. Đặc biệt, khi đời sống phát triển, loại hình căn hộ, nhất là căn hộ cao cấp xuất hiện ngày càng nhiều, càng có nhiều người quan tâm đến TKNT cho nhà ở. Trước đây, kiến trúc sư thường đảm nhận cả kiến trúc lẫn nội thất nhưng ngày nay, chủ nhà đòi hỏi nội thất không chỉ đẹp mà phải thể hiện cái gu thẩm mỹ riêng, đòi hỏi phải có người chuyên về TKNT đảm nhận. Theo cô Thu Hà, hàng năm, tại TP.HCM có khoảng 1.000 người tốt nghiệp chuyên ngành TKNT tại các trường ĐH. Có nhiều trường đào tạo nghề này như ĐH Kiến trúc, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Văn Lang, ĐH Hồng Bàng, ĐH Kỹ thuật công nghệ, Trường ADS… Tuy nhiên, quy luật đào thải ở ngành này khá khắc nghiệt nên phải thực sự yêu nghề, kiên nhẫn thì mới có thể trụ lại. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành này tại Trường ĐH Kiến trúc không cao, chỉ khoảng 70-80 sinh viên mỗi năm. Do được đào tạo bài bản nên hầu hết sinh viên đều có việc sau khi ra trường, thậm chí nhiều bạn đi làm dạng bán thời gian cho các công ty nội thất ngay từ lúc đang học. Lương khởi điểm đối với sinh viên ngành TKNT dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng, nhiều bạn có khả năng, giỏi ngoại ngữ có thể nhận được mức lương tại các công ty nước ngoài từ 500-700 USD/tháng, riêng đối với cấp quản lý trong ngành TKNT, lương có thể lên đến 2.500 USD/tháng.

Nhiều chuyên gia ngành xây dựng nhận định, tuy tình hình xây dựng đang chậm lại nhưng nhu cầu cho nghề TKNT vẫn khá cao. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nhân lực ngành TKNT thừa nhân lực chất lượng thấp - trung bình nhưng lại thiếu nhân lực chất lượng cao. Theo anh Lê Hiếu, đội ngũ nhân lực làm TKNT được đào tạo chưa đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của xã hội. Các kiến trúc sư và họa sĩ nội thất sau khi tốt nghiệp gần như phải học lại từ đầu và tự học thông qua công việc. Anh Lê Hiếu dẫn chứng: “Bạn bè cùng khóa với tôi có 10 người, hơn một nửa đã dần chuyển sang các công việc có liên quan nhưng không làm sâu và đúng chuyên ngành. Điều này dẫn đến hiện trạng là nguồn nhân lực có kinh nghiệm và tâm huyết dần mai một”.

TIN TỨC NỔI BẬTXem tất cả